Site icon Xin phép xây dựng

Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét?

Hiện nay, việc tranh chấp về lối đi chung diễn ra phổ biến trong lĩnh vực đất đai. Một trong số đó xảy ra nhiều đó là tranh chấp về quy định kích thước lối đi chung. Vậy pháp luật quy định lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét? Hãy cùng Xinphepxaydung tìm hiểu quy chuẩn xây dựng mới nhất về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây, hy vọng mang lại nhiều điều bổ ích cho quý khách hàng!

Lối đi chung là gì?

Quy định chiều rộng lối đi chung là bao nhiêu

Lối đi chung (hay ngõ đi chung) là phần diện tích đất chung được nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng để đi ra đường công cộng.

Đây được hiểu là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng. Nó được thường được hình thành trong quá trình người sử dụng đất chia tách thửa đất. Việc chia tách thừa đất do nhiều nguyên nhân. Có thể là do phân chia tài sản hoặc chuyển nhượng một phần. Hoặc do thỏa thuận của các bên về việc mở lối đi chung giữa những căn nhà lô, nhà ống 2 tầng đơn giản. Và cũng có thể là do quyết định của TAND hoặc Cơ quan có thẩm quyền.

Quy định lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét?

Lối đi chung là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng

Pháp luật hiện nay không quy định về kích thước tối thiểu hay tối đa của lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét. Bởi vì việc đặt ra một kích thước cụ thể sẽ gây khó khăn khi áp dụng, do trên thực tế các trường hợp cần mở lối đi chung rất đa dạng và sẽ không đảm bảo được quyền lợi của các bên.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 254 BLDS 2015 thì vị trí; giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận; bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Riêng đối với trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu; chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong; và lối đi này phải đảm bảo có mặt cắt ngang tối thiểu theo quy định của từng địa phương. Ví dụ: Thửa đất tách thuộc địa bàn thành phố Hà Nội thì phải đảm bảo các điều kiện về vị trí; kích thước, diện tích … vv theo quy định tại Quyết định 20/2017/UBND thành phố Hà Nội ngày 01/06/2017; thì ngõ đi phải đảm bảo có mặt cắt ngang từ 1m đến 2m tùy từng trường hợp.

Như vậy, pháp luật hiện hành không có quy định về kích thước cụ thể của lối đi chung vì vậy các bên cần thỏa thuận với nhau hoặc yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền xác định kích thước cho lối đi sao cho đi lại thuận tiện và ít gây phiền hà cho các bên.

Xử lý hành vi lấn chiếm lối đi chung như thế nào?

Giải đáp cho vấn đề Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét

Tùy thuộc vào hành vi lấn chiếm, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt theo các mức phạt khác nhau, gồm:

– Xử phạt đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung như sau (Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP):

– Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau (Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP):

+ Phạt tiền từ 100 – 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200 – 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng đối với cá nhân, từ 01 – 02 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng đối với cá nhân, từ 04 – 06 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Trên đây là giải đáp cho vấn đề lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét? Mọi vướng mắc liên quan đến lĩnh vực Đất đai – Nhà ở, bạn đọc vui lòng hotline 08 98 88 6767 để được hỗ trợ nhanh chóng!

Exit mobile version