Site icon Xin phép xây dựng

Sửa chữa & cải tạo lại nhà ở có cần xin phép xây dựng không?

Ngôi nhà của bạn đã trở nên chật chội hay có dấu hiệu xuống cấp, bạn muốn thay đổi, làm mới nó. Tuy nhiên, bạn không muốn đập bỏ hoàn toàn để xây mới lại mà chỉ muốn sửa chữa, tân trang lại. Bạn đang thắc mắc, không biết chỉ sửa chữa nhà thì có cần xin phép xây dựng không? Phạm vi bài viết dưới đây sẽ tháo gỡ đầy đủ mọi thắc mắc cho bạn.

CÂU HỎI:

Nhà tôi có thêm thành viên mới, trong khi căn nhà cả gia đình đang ở có dấu hiệu xuống cấp. Tôi muốn nâng thêm 1 tầng, sơn sửa cải tạo lại toàn bộ căn nhà, liệu tôi có phải xin giấy phép sửa nhà không? Nếu phải xin thì xin ở đâu (Phường hay Quận) và thủ tục xin như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

(Lenguyen…@gmail.com)

TRẢ LỜI: 

Theo quy định, nếu như bạn có nhu cầu sửa chữa nhà cửa, mà chỉ sửa nội thất trong nhà, như sơn sửa, thay gạch nền v v… chỉ thay đổi về mặt kiến trúc bên trong căn nhà, không liên quan tới phần diện tích xây dựng, kết cấu công trình, bạn vẫn phải xin giấy phép sửa nhà. Nhưng giấy phép sửa nhà này xin ở phường là được rồi. Nếu như không xin phép sửa nhà thì công trình vẫn gặp rắc rối khi quản lý đô thị kiểm tra.

Hồ sơ giấy tờ bao gồm: Sổ đỏ, Chứng minh ND, những bức ảnh kiên quan tới những gì hiên trạng đang có và xuống cấp.

Trường hợp như trên gia đình bạn muốn nâng thêm 1 tầng. Điều này chắc chắn là phải xin giấy phép sửa nhà rồi. Giấy phép xây dựng sửa nhà này do ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP QUẬN nơi nhà bạn đang chuẩn bị sửa nhà và cấp phép.

Sửa nhà nâng tầng thường thủ tục xin phép phức tạp hơn giấy phép xây dựng mới. Tại sao lại như vậy?

Khi bạn sửa nhà nâng tầng, tăng diện tích xây dựng, thay đổi kết cấu công trình thì nhà bạn phải có hồ sơ kiểm định móng + giấy phép xây dựng nhà đẹp. Hồ sơ này do QUẬN cấp phép.

1. Điều kiện yêu cầu công trình nhà ở cần sửa chữa:

1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công bố;

2. Bảo đảm quy định về độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý theo quy định tại Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ;

3. Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; độ cao tĩnh không; thiết kế đô thị (tại những khu vực đã có thiết kế đô thị); yêu cầu về phạm vi an toàn đối với công trình xung quanh; hành lang bảo vệ các công trình giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật; hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật;

4. Các công trình xây dựng trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường;

5. Công trình sửa chữa, cải tạo không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước, thông thoáng, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ;

6. Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hóa chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh;

7. Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuy nen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; cốt xây dựng mặt đường phải tuân thủ theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị;

8. Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm.

9. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước), việc lấy ý kiến về thiết kế cơ sở do người quyết định đầu tư quyết định khi thấy cần thiết.

>>> Xem thêm : Chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở mới và chuẩn xác nhất

2. Quy trình xin phép xây dựng sửa chữa nhà ở

Khi nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định:

–  Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết biên nhận, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp.

– Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

* Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng sửa chữa, cải tạo:

1.  Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở (theo mẫu);

2.  Giấy tờ về quyền sử dụng đất;

3.  Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tư­ơng ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10×15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo; Trường hợp có ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì phải có báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng kết cấu cũ liên quan đến các hạng mục cải tạo và các biện pháp gia cố xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo;

4.  Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp;

5.  Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng: (Theo khoản d – mục 1 – phần II tài liệu này).

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

–  Thời gian theo quy định là 21 ngày từ ngày nộp hồ sơ.

–  Chi phí nộp ngân sách nhà nước khoảng 200.000đ – 500.000đ.( chưa tính phí bản vẽ).

Exit mobile version