HỎI:
Tôi muốn xây nhà trọ có 8 – 10 phòng cho thuê. Vậy xin giấy phép xây nhà trọ hay xây nhà thường? Nếu xây nhà ở thì tôi có kinh doanh nhà trọ được không?
TRẢ LỜI:
– Thủ tục xin Giấy phép Xây dựng:
Căn cứ quy định tại điều 62 Luật Xây dựng 2003:
Điều 62. Giấy phép xây dựng
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:
a) Công trình thuộc bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính;
b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu, vùng xa;
d) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt;
đ) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.
2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, các quy định về giấy phép xây dựng phải phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể các điểm dân cư tập trung thuộc địa bàn phải cấp giấy phép xây dựng.
3. Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch.
Vì bạn muốn xây dựng phòng trọ nên đây là công trình và nhà ở đô thị, do đó bạn xin giấy phép xây dựng theo thủ tục như nhà ở thông thường. Điều 8 của Nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp giấy phép xây dựng có quy định như sau:
– Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng gồm:
Chủ đầu tư nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu đối với từng trường hợp, từng loại công trình).
2. Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở.
3. Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Mỗi bộ gồm:
a) Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất, bản vẽ bình đồ (đối với công trình theo tuyến), sơ đồ đấu nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của công trình (giao thông, thoát nước);
b) Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;
c) Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực);
d) Bản vẽ hệ thống PCCC đã được thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật về PCCC;
– Quy định về kinh doanh nhà trọ:
Theo quy định tại Điều 52 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì để đăng ký hộ kinh doanh: cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Như vậy, bạn phải tiến hành việc đăng ký kinh doanh trước rồi mới được phép tiến hành cho thuê trọ.
Theo khoản 6 điều 3 thông tư 33/2010 Bộ Công an quy định như sau:
Cho thuê lưu trú, gồm các hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ hoặc các hình thức cho thuê lưu trú khác cho khách nghỉ qua đêm hoặc theo giờ.
Tổ chức, cá nhân cho công dân Việt Nam thuê nhà để ở, lao động, học tập không thuộc đối tượng điều chỉnh tại Nghị định số72/2009/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này nhưng phải thực hiện theo quy định của Luật Cư trú. “
Như vậy khi bạn xây nhà trọ cho thuê thì chỉ việc tuân thủ đăng ký tạm trú cho khách tới thuê nhà trọ.
Pingback: Xin cấp Giấy phép xây dựng tốn bao nhiêu tiền?