Khi bạn muốn xây dựng bạn phải nắm được loại đất đó có được phép xây dựng không? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu Các loại đất không được phép xây dựng. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị xử phạt và gặp những rắc rối khi xây dựng.
Loại đất nào được phép xây dựng nhà ở?
Để trả lời cho câu hỏi đất nào được phép xây nhà? Câu trả lời chính xác nhất là đất thổ cư. Tuy nhiên, khi tiến hành xây nhà bạn cần phải đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đăng ký quyền sử dụng đất theo đúng luật đất đai.
Các loại đất không được phép xây dựng
Hiện có rất nhiều hành vi xây dựng nhà cấp 4 , 2 tầng, 3 tầng… trái phép trên đất công, đất nông nghiệp, đất quốc phòng…. Một phần là do người dân không nắm rõ các quy định.
Theo quy định tại Điều 6 khoản 1 Luật Đất đai 2013 thì nguyên tắc sử dụng đất phải đảm bảo: “Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất”. Vì vậy, nhiều loại đất không có mục đích sử dụng làm đất ở, xây dựng. Nếu bạn muốn xây dựng phải chuyển mục đích sử dụng đất và được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Mặt khác khoản 3, Điều 12 Luật xây dựng 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm xác định đất không được phép xây dựng là loại đất nào. Cụ thể quy định về đất không được phép xây dựng bao gồm:
- Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng.
- Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.
Lưu ý: Các loại đất không được phép xây dựng, nếu không thuộc đất có quy định mục đích sử dụng đất cho xây dựng. Theo quy định phân loại đất theo mục đích sử dụng tại Điều 3 Luật Đất đai 2013 có phân nhóm thành: Đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.
– Đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng sẽ không được phép xây dựng công trình. Trừ công trình tạm lán trại phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích có thể được phép xây dựng đối với các trường hợp:
“a) Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b) Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng quy định tại điểm a khoản này.
c) Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.”
(Khoản 2 Điều 132 Luật Đất đai 2013)
– Đối với các loại đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất làm muối, đất mặt nước… sẽ không được phép xây dựng công trình nhà ở.
Mọi hành vi xây dựng nhà trên các loại đất này đều được xem là xây dựng trái phép và sẽ bị áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định.
– Đối với các loại đất phi nông nghiệp sẽ được phép xây dựng các công trình nhà ở phụ thuộc vào từng quy định cụ thể đối với các từng loại đất phi nông nghiệp.
Trừ đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh sẽ áp dụng theo quy chế riêng.
Qua quy định trên bạn có thể thấy các loại đất không được phép xây dựng là loại nào. Tuy nhiên, quy định về đất không được phép xây dựng hiện nay như thế nào, đất không được phép xây dựng là loại đất nào vẫn còn khá phức tạp.
Vì vậy, khi xây nhà 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng hoặc các công trình nên tìm hiểu xem loại đất đó phục vụ cho mục đích gì. Nhóm đất nào và có phải xin cấp giấy phép xây dựng hay không? để tránh những sai phạm trong việc xây dựng nhà ở công trình, vi phạm pháp luật.
Thế nào là hành vi xây dựng trái phép?
Xây dựng trái phép là hành vi bị cấm quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật xây dựng 2014.
Theo quy định của Luật thì hành vi xây dựng nhà hay xây dựng trái phép được hiểu là hành vi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp và xây dựng nhà trái phép trên các loại đất không được xây dựng.
Trong trường có hành vi xây dựng trái phép xảy ra thì chủ công trình sẽ phải chịu các chế tài xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/1/2018 và thay thế cho Nghị định 121/2013/NĐ-CP.
Hiện nay có rất nhiều tình huống xây dựng trái phép ở Việt Nam hiện ảnh hưởng tới trật tự quản lý xây dựng, chính sách đất đai nhà ở. Các công trình này thường sẽ bị phạt hoặc bắt tháo dỡ.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các loại đất không được phép xây dựng. Nếu bạn cần hỗ trợ về các loại giấy tờ, thông tin xây dựng hãy liên hệ hotline để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.