Chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở là điều mà rất nhiều khách hàng đang có ý định sửa chữa nhà mới quan tâm hiện nay. Vậy cụ thể chi phí này là bao nhiêu? Có sự chênh lệch giữa các khoản phí xây dựng công trình hay không? Mời bạn cùng tham khảo bài viết này để có thêm thông tin chi tiết.
Khi nào phải xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở?
Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, khi sửa chữa, cải tạo công trình (bao gồm nhà ở riêng lẻ) phải có giấy phép sửa chữa, cải tạo, trừ trường hợp:
+ Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.
>> Tham khảo thêm: Thủ tục xin phép sửa chữa nhà cấp 4 chi tiết nhất
Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà ở
Số lượng hồ sơ: 02 bộ
* Thành phần hồ sơ
Căn cứ Điều 46, 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo, thiết kế mẫu nhà đẹp riêng lẻ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ.
+ Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật (ví dụ như Sổ đỏ, Sổ hồng).
+ Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
Hồ sơ thiết kế, cải tạo nhà ở riêng lẻ
Bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình. Chẳng hạn như bản vẽ mặt bằng nhà cấp 4 đẹp mái Thái chữ L.
+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình.
+ Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện.
+ Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Quy trình, thủ tục thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Bước 4: Trả kết quả
Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí cấp giấy phép: Mỗi địa phương có mức thu khác nhau.
Chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở
Chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở
+ Hà Nội : 75.000đ/ Giấy Phép
+ Hồ Chí Minh : 50.000đ/ Giấy Phép
+ Đà Nẵng : 50.000đ/ Giấy Phép
+ Nghệ An : 50.000đ/ Giấy Phép
Chi phí gia hạn giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà ở
+ Hà Nội : 15.000đ/ Giấy Phép
+ Hải Phòng : 10.000đ/ Giấy Phép
+ Nghệ An : 10.000đ/ Giấy Phép
Đối tượng có thể được cấp phép xây dựng bao gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, mở rộng, trùng tu và tôn tạo theo khoản 1 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP được cấp ngày 08/07/1999 của chính phủ.
Trên đây là toàn bộ thông tin của chúng tôi về hồ sơ, thủ tục cũng như chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở mới nhất hiện nay. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ 09 38 89 6767 để nhận giải đáp chi tiết.