Hộ gia đình và cá nhân khi có nhu cầu sữa chữa cải tạo nhà. Gia chủ bắt buộc phải điền mẫu đơn xin phép xây dựng – sửa chữa nhà. Để hoàn thiện mẫu đơn này đơn giản nhanh chóng bạn hãy tham khảo bài viết sau:
Trường hợp không cần viết đơn xin sửa chữa nhà
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 đã quy định rõ các trường hợp miễn cấp phép xây dựng như sau:
Các hạng mục sửa chữa nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và diện mạo của ngôi nhà. Đồng thời không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và đảm bảo an toàn công trình.
Vì thế nếu ngôi nhà của bạn nằm trong những trường hợp trên thì không cần làm đơn xin sửa chữa nhà ở. Và bạn có thể yên tâm tiếp tục thi công như dự định.
Trường hợp nào cần viết đơn xin sửa chữa nhà ở?
Trong trường hợp ngôi nhà của bạn xuống cấp quá trầm trọng. Diện tích nhà lại quá nhỏ không đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Bạn muốn cơi nới, làm thay đổi quy mô, kết cấu của ngôi nhà.
Trong trường hợp này bạn bắt buộc phải viết đơn xin sửa chữa để xin giấy phép sửa chữa. Đồng thời bạn phải chuẩn bị hồ sơ kiểm định móng trước khi tiến hành thi công. Để được cấp phép sửa chữa, cải tạo nhà bạn cần phải làm hồ sơ và trình lên các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép.
Hướng dẫn điền mẫu đơn xin phép xây dựng – sửa chữa nhà
Nơi nhận đơn
Kính gửi: UBND huyện, quận, thị xã nơi có nhà cần sửa chữa, cải tạo.
Thông tin về chủ hộ (chủ đầu tư)
Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu đề nghị cấp giấy phép sữa chữa, cải tạo nhà ở thì ghi đầy đủ các nội dung sau:
– Tên chủ hộ.
– Địa chỉ liên hệ.
– Số điện thoại.
Thông tin nhà ở cần sửa chữa, cải tạo
Ghi đầy đủ thông tin về nhà ở theo các nội dung:
– Địa điểm xây dựng: Số nhà: đường: xã: huyện (quận, thị xã): tỉnh (thành phố):
– Lô đất số: Lấy theo thông tin tại Sổ đỏ.
– Diện tích: Ghi chính xác thông tin về diện tích theo giấy phép xây dựng hoặc theo đo thực tế
Nội dung đề nghị cấp phép cải tạo, sửa chữa
– Loại công trình: Nhà ở Cấp công trình:
– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ghi đúng diện tích xây dựng theo giấy phép hoặc theo thực tế (nếu không có giấy phép).
– Tổng diện tích sàn: … (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
Tầng 1: … m2
Tầng 2: … m2
Tầng 3: …..m2
– Chiều cao công trình: … m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
Tầng 1: ……m,
Tầng 2: ……m,
Tầng 3: ……m,
– Số tầng: Ghi số số lượng tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tầng tum
– Giấy tờ kèm theo.
- Hồ sơ đính kèm với đơn xin sửa chữa nhà
- Bản vẽ xin phép
- Hộ khẩu
- Tờ khai thuế trước bạ
- Hồ sơ kiểm định móng
- Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước
- Giấy chủ quyền nhà đất
Quy trình xin phép xây dựng, sửa chữa nhà phố
- Tạo hồ sơ xin phép xây dựng.
- Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép xây dựng có thẩm quyền.
- Cơ quan cấp giấy phép xây dựng kiểm tra hồ sơ.
- Cơ quan cấp phép xây dựng đóng dấu bản vẽ & cấp giấy phép xây dựng.
- Trước khi khởi hành thi công 7 ngày, chủ nhà gửi thông báo ngày khởi công đến cơ quan cấp phép và UBND cấp phường/xã.
Trên đây là hướng dẫn điền mẫu đơn xin phép xây dựng – sửa chữa nhà. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi xin mẫu đơn. Nếu có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến giấy phép xây dựng và vấn đề liên quan vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn.