Khi xây dựng nhà ở, việc xây dựng mái tôn là một trong những công đoạn quan trọng nhất. Trong quá trình xây dựng mái tôn, có nhiều thắc mắc về việc cần phải xin phép hay không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem liệu việc làm mái tôn có phải xin phép hay không.
Dựa trên căn cứ theo điều luật 89 trong Bộ luật Xây dựng 2014, những công trình không cần phải xin phép gồm có:
- Công trình thuộc bí mật Nhà Nước không được phép công khai thiết kế – kĩ thuật, công trình xây dựng theo diện khẩn cấp;
- Các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các chuyên ngành, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ hay Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
- Các công trình xây dựng có tính chất tạm thời, chủ yếu phục vụ cho mục đích thi công công trình chính;
- Các công trình mang tính chất nâng cấp, sửa chữa, hoặc cải tạo nhưng không làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, không làm thay đổi đến kết cấu chịu lực, công năng sử dụng của cũng như tính an toàn của công trình;
- Các công trình mang tính chất sửa chữa, hoặc cải tạo bên ngoài nhưng hạng mục sửa chữa, cải tạo đó không tiếp giáp với mặt đường trong đô thị và tại mặt đường đó không yêu cầu về quản lý kiến trúc đô thị;
- Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
- Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
- Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
Vậy với đề “Làm mái tôn có phải xin phép không?“, chúng tôn xin trả lời là KHÔNG cần phải làm giấy xin phép. Bởi vì với hạng mục làm mái tôn sân thượng, mái tôn chống nóng, mái che, mái hiên cho các công trình nhà ở nằm trong việc nâng cấp, sửa chữa, cải tạo nhà thuộc diện được MIỄN xin cấp giấy phép xây dựng. Và việc làm mái tôn này cũng không ảnh hưởng đến nền, móng, khả năng chịu lực của ngôi nhà nên hoàn toàn có thể tự ý sửa chữa.
Tuy nhiên, việc xây dựng mái tôn cần tuân thủ một số quy định về an toàn, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị. Việc không tuân thủ các quy định này có thể dẫn đến việc bị xử phạt hoặc yêu cầu tháo dỡ công trình. Do đó, việc xây dựng mái tôn cần được thực hiện đúng quy định pháp luật.
- Quá trình thi công không gây ảnh hưởng, gây hại đến môi trường xung quanh
- Diện tích của mái che không được vượt quá diện tích sử dụng của nhà mình, không được lấn chiếm sang khu vực xung quanh, kể cả khu vực đó không có ai ở. Khi lợp mái tôn sân thượng cũng không được lấn chiếm diện tích trên không.
- Không được thay đổi gì về thiết kế công năng sử dụng của nhà ở.
Nếu đảm bảo thực hiện 3 vấn đề trên thì bây giờ bạn có thể hoàn toàn yên tâm với việc thi công mà không cần phải lo lắng bất cứ điều gì.
Các trường hợp làm mái tôn cần phải xin giấy phép
Có một số trường hợp làm mái tôn được miễn, không cần xin giấy phép được quy định trong điều 89 Bộ luật Xây dựng 2014, còn đối với những trường hợp nằm ngoài điều luật này sẽ phải tiến hành xin cấp phép với cơ quan quản lý có thẩm quyền trước khi sửa chữa hoặc thi công mái tôn. Một số trường hợp cần xin giấy cấp phép đó là:
- Thi công làm mái tôn cho khu bãi để xe, mái tôn kho chứa, xưởng gia công, trang trại……ở khu thành phố, khu vực đã có quy hoạch và quản lý, thì sẽ cần phải làm thủ tục xin phép
- Sửa chữa mái tôn làm cho thay đổi kiến trúc mặt ngoài tiếp giáp với đường trong khu vực đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
- Công trình thi công mái tôn làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
- Công trình mái tôn làm thay đổi kết cấu, tính chịu lực của ngôi nhà.
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
Mặc dù việc xây dựng mái tôn không cần phải xin cấp phép xây dựng, nhưng vẫn cần phải thực hiện một số thủ tục cần thiết để đảm bảo tính an toàn và cập nhật thông tin với các cơ quan chức năng. Các thủ tục này bao gồm:
Căn cứ Khoản 1 điều 95 Luật xây dựng 2014 quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép đối với các trường hợp này gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (tham khảo mẫu trên các trang luật);
- Bản sao một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai;
- Bản vẽ thiết kế;
- Đối với công trình có công trình liền kề khác thì phải có giấy cam kết đảm bảo an toàn với các công trình liền kề xung quanh.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp phường, xã.
Việc xây dựng mái tôn không cần phải xin phép xây dựng, nhưng vẫn cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết để đảm bảo tính an toàn, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị. Ngoài ra, cần tuân thủ các quy định pháp luật về xây dựng, thanh toán thuế và đăng ký công trình xây dựng để đảm bảo tính chính đáng và tránh bị xử phạt hoặc yêu cầu tháo dỡ công trình sau này.
Tuy nhiên, để tránh những phiền toái trong quá trình xây dựng mái tôn, các chủ đầu tư nên tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật liên quan đến việc xây dựng mái tôn trước khi bắt đầu thực hiện. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay vướng mắc nào, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc cơ quan chức năng để được giải đáp và hỗ trợ.
Ngoài ra, việc xây dựng mái tôn cần được thực hiện bởi các đơn vị uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Các đơn vị này sẽ đảm bảo tính chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc xây dựng mái tôn.