Quy định chiều cao xây dựng nhà ở Hà Nội là vấn đề mà ai cũng cần phải quan tâm và lưu ý khi tiến hành xây nhà để vừa đảm bảo an toàn, vừa không vi phạm quy định. Dưới đây là một số quy định về chiều cao xây dựng ở Hà Nội và các khu vực đô thị lớn mà WEDO muốn gửi đến bạn.
1. Phân loại nhà ở như thế nào?
Căn cứ theo Tiêu chuẩn TCVN 9411:2012 thì nhà ở được phân loại như sau:
+ Nhà ở riêng lẻ: là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở, thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật kể cả trường hợp xây dựng trên lô đất của dự án nhà ở.
+ Nhà ở liền kề: là loại nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình, cá nhân được xây dựng liền nhau, thông nhiều tầng và thiết kế nhà đẹp sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền nhau, có chiều rộng nhỏ hơn so với chiều sâu (chiều dài) của nhà, cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị.
+ Nhà ở liền kế mặt phố (nhà phố): là loại nhà ở liên kế, được xây dựng trên các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch đã được duyệt. Ngoài chức năng để ở nhà ở liền kế mặt phố còn sử dụng làm cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ và các dịch vụ khác.
+ Nhà ở liền kề có sân vườn: là loại nhà ở liên kế, phía trước hoặc phía sau nhà có một khoảng sân vườn nằm trong khuôn viên của mỗi nhà và kích thước được lấy thống nhất cả dãy theo quy hoạch chi tiết của khu vực.
2. Quy định chiều cao xây dựng nhà ở Hà Nội
Cũng theo Tiêu chuẩn TCVN 9411:2012 thì chiều cao của nhà ở liên kế phải tuân theo quy hoạch xây dựng được duyệt.
Quy định chiều cao xây dựng nhà ở Hà Nội với nhà ở liền kề: không được cao hơn 6 tầng. Nhà ở liên kế xây trong các ngõ (hẻm) có chiều rộng nhỏ hơn 6m, nhà ở liên kế không được xây cao quá 4 tầng.
Chiều cao nhà tại các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt không lớn hơn 4 lần chiều rộng nhà (trừ phần giàn hoa hoặc kiến trúc trang trí).
Trong một dãy nhà liên kế nếu được phép xây có độ cao khác nhau thì chỉ được phép xây cao hơn tối đa 2 tầng so với tầng cao trung bình của cả dãy và độ cao tầng 1 (tầng trệt) phải đồng nhất.
Chiều cao nhà liên kế có sân vườn không lớn hơn 3 lần chiều rộng của ngôi nhà hoặc theo khống chế chung của quy hoạch chi tiết.
Chiều cao nhà ở liên kế tại các tuyến đường, phố có chiều rộng lớn hơn 12 m được hạn chế theo góc vát 450 (chiều cao mặt tiền ngôi nhà bằng chiều rộng đường).
Nếu các tuyến đường, phố có chiều rộng ≤ 12 m, chiều cao nhà ở liên kế không được cao hơn giao điểm giữa đường với góc vát 450 (không lớn hơn chiều rộng đường).
Ở các khu vực có đường nội bộ bên trong, chiều cao của nhà liên kế không được vượt quá giao điểm giữa đường với góc vát 300 (không vượt quá 0,6 lần chiều rộng đường).
3. Quy định thiết kế chiều cao nhà ở liền kề
Quy định chiều cao xây dựng nhà ở Hà Nội có thể được thiết kế tùy thuộc vào vị trí, kích thước của từng lô đất theo quy định:
+ Lô đất có diện tích 30 m2 đến nhỏ hơn 40 m2, chiều rộng mặt tiền lớn hơn 3m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m: được phép xây dựng không quá 4 tầng + 1 tum (tổng chiều cao nhà không lớn hơn 16m).
+ Lô đất có diện tích 40 m2 – 50 m2, chiều rộng mặt tiền từ trên 3m đến dưới 8m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m: được phép xây dựng không quá 5 tầng + 1 tum, hoặc có mái chống nóng (tổng chiều cao nhà không lớn hơn 20m).
+ Lô đất có diện tích trên 50m2, chiều rộng mặt tiền lớn hơn 8 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m hoặc công trình xây dựng hai bên tuyến đường trong khu vực quy hoạch hạn chế phát triển: chỉ được xây nhà phố đẹp 6 tầng (tổng chiều cao nhà không lớn hơn 24m).
Nếu dãy nhà liên kế có khoảng lùi thì cho phép tăng chiều cao công trình theo chiều cao tối đa được duyệt trong quy hoạch xây dựng, quy định về kiến trúc, cảnh quan của khu vực.
Trên đây là những thông tin liên quan đến quy định chiều cao xây dựng nhà ở Hà Nội. Nếu có thêm vướng mắc, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline 09 38 89 67 67 để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.