Tình trạng xây nhà không đăng ký giấy phép xây dựng đang diễn ra cực kỳ phổ biến hiện nay. Bởi rất nhiều người vẫn lầm tưởng rằng ô đất của mình không cần xin GPXD. Vậy xây nhà có phải xin giấy phép không? Nếu không có giấy phép xây dựng bị xử phạt bao nhiêu. Mời bạn cùng theo dõi bài viết của chúng tôi để tìm ra câu trả lời.
Giấy phép xây dựng là gì? Đối tượng cần xin giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng về bản chất là một loại giấy tờ mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư dự án xây dựng công trình.
Căn cứ theo khoản 17 Điều 3 Luật xây dựng 2014 thì giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
Giấy phép xây dựng gồm:
+ Giấy phép xây dựng mới.
+ Giấy phép sửa chữa, cải tạo.
+ Giấy phép di dời công trình.
Đối tượng cần xin GPXD cụ thể như sau:
+ Công trình thuộc diện xây mới, sửa chữa, chuyển đổi hay di dời theo quyết định của Nhà nước.
+ Các khu công nghiệp, nhà máy chế xuất, xưởng sản xuất.
+ Các dự án, trung tâm thương mại, nhà ở..
+ Công trình thuộc dự án đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật của các địa phương.
+ Công trình thiết kế nhà đẹp ở đã được quy hoạch hoặc nhà ở được phép xây dựng trên phần đất được nhà nước công nhận trên giấy tờ sử dụng đất.
Xây nhà có phải xin giấy phép không? Mức xử phạt khi không có GPXD
Khi xây dựng nhà ở thì chủ đầu tư phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng vì những lý do sau đây:
+ Đây là thủ tục pháp lý bắt buộc với công trình xây dựng là nhà ở được pháp luật Việt Nam quy định và đang có hiệu lực thi hành.
+ Giảm thiểu rủi ro khi xảy ra tranh chấp kiện tụng liên quan đến xây dựng công trình.
+ Giấy phép xây dựng giúp tạo điều kiện cho những tổ chức và các hộ gia đình hoặc cá nhân thực hiện thuận lợi các dự án xây dựng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
+ Giấy phép xây dựng giúp cơ quan nhà nước đảm bảo việc quản lý xây dựng theo quy hoạch, giám sát được sự hình thành và phát triển của hạ tầng cơ sở vật chất, bảo vệ những cảnh quan tự nhiên và môi trường, góp phần phát triển những kiến trúc hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
+ Nếu là đất nông nghiệp, cần xin giấy phép xây dựng nhà ở và phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
+ Khi chủ đầu tư không thực hiện thủ tục xin cấp GPXD công trình nhà ở mà vẫn cố tình xây dựng. Cơ quan chức năng sẽ xử phạt hành chính và cưỡng chế phá dỡ công trình.
Mức xử phạt khi không có giấy phép xây dựng:
Căn cứ theo khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng như sau:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này.
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Chẳng hạn đơn xin phép xây dựng mẫu nhà cấp 4 đẹp.
+ Bản sao những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng.
+ Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Quy trình thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng:
Bước 1: Nộp 01 hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp GPPXD phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do. Đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.
Bước 3: Người sử dụng đất tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định.
>> Xem thêm: Xin phép xây dựng ở đâu? Thủ tục xin phép nhà ở mới nhất.
Như vậy, qua bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Xây nhà có phải xin giấy phép không?” Nếu như bạn còn thắc mắc về vấn đề trê, hãy liên hệ qua Hotline 09 38 89 6767 để nhận tư vấn kỹ càng.