Dựng nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không?

nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không

Nhà lắp ghép được xem là lựa chọn hàng đầu hiện nay của nhiều người khi xây công trình. Dự đoán trong thời gian tới, mẫu nhà lắp ghép này sẽ trở thành mẫu nhà của tương lai. Vậy dựng nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không? Câu hỏi thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi trả lời tường tận trong bài viết hôm nay.

>> Xem thêm: Tổng quan về xây dựng nhà xưởng, nhà thép tiền chế

Nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không?

Nhà lắp ghép (hay còn gọi là nhà tiền chế) là công trình có không gian đầy đủ chức năng như ngôi nhà truyền thống nhưng được lắp ghép từ các vật liệu nhẹ. Thay vì xây dựng từ các vật liệu xi măng, cát, thép.

Khi thi công nhà thép lắp ghép đơn vị thi công sẽ tính toán tỉ mỉ và kỹ lưỡng để sản xuất ra vật liệu nhẹ có kích thước phù hợp cho ngôi nhà. Sau khi sản xuất xong, các vật liệu sẽ được chuyển đến nơi thi công để lắp ghép lại với nhau. Do đó, thời gian thi công, hoàn thiện công trình sẽ chỉ diễn ra  1 – tuần. Với ngôi nhà phức tạp thì thi công sẽ lâu hơn, kéo dài 1 – 3 tháng. Do thời gian thi công  nhanh chóng nên nhiều gia chủ thắc mắc nhà tiền chế có thể xin giấy phép xây dựng không.

Nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không?
Nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không?

Theo như Pháp luật quy định, khi khởi công xây dựng thì chủ đầu tư cần phải xin giấy phép. Do đó, dù xây dựng nhà bê tông cốt thép hay nhà tiền chế thì gia chủ cần đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin giấy cấp phép xây dựng. Nếu như không tuân thủ, gia chủ sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.

Các mẫu nhà tiền chế cần xin GPXD

Sau khi có được câu trả lời cho câu hỏi: “Nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không?”. Bạn cũng cần tìm hiểu thêm các mẫu nhà cần xin giấy để xin giấy cấp phép phù hợp.

Trên thị trường, nhà lắp ghép gồm nhiều loại khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng mà nhà thép lắp ghép này sẽ được chia ra các loại như:

+ Nhà lắp ghép xây dựng làm nhà kho, nhà xưởng.

+ Nhà lắp ghép xây dựng cho mục đích làm nhà ở, làm quán cà phê. Chẳng hạn xây dựng nhà cấp 4 lắp ghép.

+ Nhà lắp ghép xây dựng làm văn phòng điều hành.

+ Nhà lắp ghép xây dựng làm homestay, khu resort.

Mỗi loại hình sẽ có cách ghi hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng khác nhau. Do đó, bạn cần chú ý để hoàn thiện hồ sơ chính xác, đầy đủ.

Các mẫu nhà tiền chế cần xin GPXD
Nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không?

Thủ tục xin phép xây dựng nhà tiền chế

Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà lắp ghép có phần phức tạp, cần thực hiện qua nhiều bước. Tuy nhiên, trước hết các bạn cần đáp ứng được điều kiện sau:

+ Chuẩn bị hồ sơ xây dựng, thiết kế nhà đẹp.

+ Công trình xây dựng nhà không nằm ở nơi sụt lún, ngập lụt, có di tích văn hóa, lịch sử.

+ Không xây dựng nhà lắp ghép trái với mục đích ban đầu đã đề xuất.

+ Đảm bảo chấp hành quy định nghiêm chỉnh về quy chế an toàn, chỉ giới trong xây dựng.

+ Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, điện nước, giao thông, môi trường.

Nếu đáp ứng được thì bạn mới có cơ hội được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Sau đó, bạn cần thực hiện thủ tục theo các sau để có thể xin giấy phép dễ dàng, hiệu quả.

Thủ tục xin phép xây dựng nhà tiền chế
Nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không?

Bước 1: Chủ đầu tư hoặc người đứng đầu dự án trình hồ sơ đã chuẩn bị trước đó cho cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Cá nhân trong cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận, xem xét và duyệt hồ sơ. Nếu như hồ sơ đầy đủ, đáp ứng điều kiện, cá nhân có thẩm quyền sẽ cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày nhận kết quả. Còn nếu hồ sơ thiếu, cá nhân có thẩm quyền sẽ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Kiểm duyệt hồ sơ trong thời gian là 7 ngày làm việc. So sánh, đánh giá dựa vào thực tế. Nếu sai sẽ có thông báo đến người trình hồ sơ. Nếu tiếp tục sai sót, thiếu hồ sơ thì phòng quản lý đô thị sẽ không cấp phép thi công.

Bước 4: Người nộp sẽ nhận kết quả và làm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, với giải đáp cho câu hỏi: “Nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không?” trên đây, các bạn đã có được thông tin hữu ích nhất. Đồng thời chuẩn bị thủ tục, hồ sơ xin giấy phép phù hợp. Để tìm hiểu kỹ càng hơn về vấn đề này, bạn có thể liên hệ Hotline 09 38 89 6767 để nhận giải đáp tận tình.