Cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo tại Hà Nội

dịch vụ xin giấy phép xây dựng công trình quản cáo uy tín tại hà nội

1.  Thủ tục

Cấp giấy phép xây dựng (GPXD) công trình quảng cáo thuộc thẩm quyền Sở Xây dựng (TTHC mức 2).

2. Trình tự thực hiện

– Tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC (Bộ phận Một cửa), chuyển giao Phòng Quản lý và cấp phép xây dựng.
– Phòng Quản lý và cấp phép xây dựng thụ lý hồ sơ:
+ Lãnh đạo Phòng giao việc;
+ Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa (nếu cần thiết), soạn thảo giấy phép hoặc văn bản từ chối;
+ Lãnh đạo Phòng thẩm tra, ký duyệt.
– Lãnh đạo Sở ký văn bản.
– Chuyển giao Bộ phận Một cửa vào số, đóng dấu, trả kết quả cho Chủ đầu tư.

3. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Sở Xây dựng.

4. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ (bản chính hoặc bản sao được công chứng, chứng thực theo quy định) bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp GPXD theo mẫu. Trường hợp đề nghị cấp GPXD tạm thì tiêu đề của đơn được đổi thành “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm”;
– Một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp thuê đất hoặc công trình để thực hiện quảng cáo, thì phải có hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê công trình;
– Giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực quảng cáo;
– Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
– Đối với trường hợp công trình xây dựng mới:
+ Sơ đồ vị trí công trình tỷ lệ  1/50 – 1/500;
+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500;
+ Bản vẽ mặt cắt móng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/50;
+ Bản vẽ các mặt đứng chính công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;
– Đối với trường hợp biển quảng cáo được gắn vào công trình đã được xây dựng hợp pháp:
+ Bản vẽ kết cấu của bộ phận công trình tại vị trí gắn biển quảng cáo, tỷ lệ 1/50;
+ Bản vẽ mặt cắt tại các vị trí liên kết giữa biển quảng cáo với công trình, tỷ lệ 1/50;
+ Bản vẽ các mặt đứng công trình có gắn biển quảng cáo, tỷ lệ 1/50 – 1/100.
– Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 – 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo quy định của pháp luật về PCCC;
– Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định; Báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, kèm theo các bản vẽ kết cấu chịu lực chính có ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế;
– Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước về công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định;
– Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế;
– Văn bản của Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng tạm hết hạn và không yêu cầu bồi thường đối với phần công trình phát sinh sau khi quy hoạch được công bố (đối với trường hợp đề nghị cấp GPXD tạm).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6. Đối tượng thực hiện

Tổ chức.

7. Cơ quan thực hiện

Sở Xây dựng

8. Kết quả thực hiện

Giấy phép xây dựng hoặc Văn bản từ chối.

9. Lệ phí

150.000đ/hồ sơ.

10. Mẫu đơn, mẫu tờ khai

(Phụ lục số 8 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng).

11. Yêu cầu

1. Phù hợp với mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư. 2. Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trừ các trường hợp sau: – Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; – Đối với công trình xây dựng ngoài đô thị phải phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản; 3. Đảm bảo an toàn cho công trình, công trình lân cận và các yêu cầu về: Môi trường, phòng cháy chữa cháy, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. 4. Nếu công trình liên quan đến các điều kiện quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định 64/2012/NĐ-CP thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng có thể gửi hồ sơ để lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; 5. Công trình đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm không có tầng hầm hoặc tầng bán hầm; Chiều cao không quá 13m, tính từ cao độ mặt đất xây dựng công trình đến bộ phận cao nhất của công trình.

12. Cơ sở pháp lý

– Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
– Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp GPXD;
– Quyết định số 11/2009/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thu lệ phí cấp GPXD trên địa bàn thành phố Hà Nội;
– Quyết định số 59/2013/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy định chi tiết một số nội dung về cấp GPXD trên địa bàn thành phố Hà Nội.
– Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thu lệ phí cấp GPXD trên địa bàn thành phố Hà Nội.