Hỏi:
Ba tôi có một miếng đất mua cách đây 27 năm, đã được cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất (GCNQSDĐ). Ba tôi đã tách thửa, chia đất cho các con. Năm nay ba tôi xin giấy phép xây dựng. Trong thời gian chờ cấp giấy phép, chỉ còn vài ngày, Ba tôi đã tháo dở nhà cũ, chuẩn bị vật tư để xây nhà mới. Vì Ba tôi nghĩ, nhà mới cũng xin xây bằng diện tích nhà cấp 4 nên không có ai tranh chấp, nên chắc chắn là sẽ đuợc cấp phép.
1. Cơ sở pháp lý
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004;
– Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013;
– Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
– Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án số 10/2009/PL-UBTVQH12;
– Danh mục mức án phí, lệ phí tòa án (Ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27 tháng 02 năm 2009);
2. Nội dung phân tích
2.1. Về thủ tục hòa giải
Theo quy đinh tại Điều 202 Luật Đất Đai năm 2013 thì
2.1.1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2.1.2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
2.1.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
2.1.4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
2.1.5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy, thủ tục hòa giải tại Uỷ ban nhân dân xã trong trường hợp của bạn là bắt buộc.
2.2. Về việc hòa giải lần hai
Theo quy định tại Điều 88 Nghị định 43/NĐ-CP/2014 ngày 15 tháng 05 năm 2014:
Như vậy, khi hòa giải không thành lần 1. UBND xã có quyền tiến hành hòa giải lần 2 theo yêu cầu của một bên. Tuy nhiên, thủ tục này không kéo dài quá 45 ngày. Như vậy, bên gia đình bạn có thể đồng ý tiến hành hòa giải lần 2 hoặc không. Trong 35 ngày tới, 2 bên tranh chấp có thể thay đổi kết quả hòa giải khi có thỏa thuận khác hoặc UBND xã phải hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo là Tòa án nơi có đất tranh chấp khi đã lập biên bản hòa giải không thành theo quy định tại khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/NĐ-CP/2014. Như vậy, gia đình bạn có thể khởi kiện nếu muốn giải quyết sự việc nhanh chóng.
3. Về yêu cầu khởi kiện
3.1. Hồ sơ khởi kiện gồm
Đơn khởi kiện theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
– Tài liệu chứng cứ liên quan đến quyền sử dụng đất và tranh chấp phát sinh
– Chứng minh thư, hộ khẩu của bên khởi kiện
– văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nơi thường trú (tạm trú) của người bị kiện.
3.2. Thủ tục khởi kiện
Sau khi nhận đơn khởi kiện hợp lệ, tài liệu chứng cứ kèm theo mà vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện để nộp tạm ứng án phí (nếu không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí)
Sau khi nhận được biên lai nộp tạm ứng án phí thì Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và giải quyết.
Thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật thì thời hạn tối đa là 8 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
4. Về Mức án phí
4.1. Theo quy định tại Điều 24, Điều 38 pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án thì các loại án phí trong dân sự gồm:
a) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;
b) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;
c) Án phí dân sự phúc thẩm.
4.2. Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.
4.3. Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.”
Lệ phí giải quyết việc dân sự
Lệ phí giải quyết việc dân sự bao gồm lệ phí sơ thẩm và lệ phí phúc thẩm.
Trong trường hợp của bạn, mức án phí sơ thẩm là 5% giá trị tài sản và mức lệ phí tòa án sơ thẩm là 200.000 Đồng.
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, xin đảm bảo tất cả những thông tin tư vấn hoàn toàn đúng theo tinh thần pháp luật. Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của bạn về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng!