Để bắt đầu xây dựng nhà, mỗi chủ nhà cần phải đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để đăng ký giấy phép xây dựng. Vậy Đất sổ chung có xin phép xây dựng được không? Tại sao phải đăng ký giấy phép xây dựng trước khi xây nhà.
Giấy phép xây dựng là gì? Tại sao phải đăng ý giấy phép xây dựng trước khi xây nhà?
Có thể hiểu giấy phép xây dựng là mẫu giấy tờ của các cơ quan nhà nước và các tổ chức có thẩm quyền cấp cho các cá nhân, tổ chức, tập thể khi có nhu cầu về xây dựng nhà cửa hay các công trình có liên quan. Đây là mẫu giấy tờ rất cần thiết và bắt buộc phải có bắt tay vào quá trình xây dựng công trình.
Giấy phép thi công xây dựng được hiểu là một công cụ để kiểm tra, giám sát các hoạt động thuộc diện quy hoạch đô thị. Nhờ vậy sẽ xác định được liệu các cá nhân, tổ chức có thực hiện đúng các quy định hiện hành hay không?. Để nhà nước có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngôi nhà bạn trước những đối tượng xấu.
Việc đăng ký giấy phép xây dựng cũng tránh được các khiếu nại, kiện tụng có thể xảy ra. Xác định các yếu tố như: quyền sử dụng đất, diện tích sử dụng, và quy hoạch đô thị được ghi rõ trong sổ đỏ. Trường hợp bạn muốn xây dựng trên diện tích đất, vườn đất công nghiệp thì bạn phải làm thủ tục chuyển đổi theo quy định của nhà nước.
Đất sổ chung có xin phép xây dựng được không?
” Điều 89 Luật xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định các trường hợp mà cá nhân, tổ chức được miễn thực hiện thủ tục xin cấp phép xây dựng. Căn cứ vào đó, chúng ta có thể xác định việc cá nhân, tổ chức xây dựng trên đất sổ chung không thuộc trường hợp được miễn cấp phép xây dựng.”
Như vậy có thể hiểu Đất sổ chung được phép xin phép xây dựng. Tuy nhiên bạn bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin cấp phép xây dựng theo từng loại công trình cụ thể. Phù hợp với mục đích của công trình bạn đang muốn xây dựng trên mảnh đất đó.
Xin cấp phép xây dựng đất sổ chung cần những điều kiện gì?
Nếu bạn muốn được cấp phép xây dựng trên đất sổ chung, bạn cần phải đáp ứng được tất các các điều kiện sau:
- Với các khu vực chưa có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng. Hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn, thì quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan. Hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về vị trí và tổng mặt bằng (đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị) là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.
- Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng không yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 05 héc ta. Và nhỏ hơn 02 héc ta đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư. Thì quy hoạch phân khu xây dựng là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.
- Nếu các công trình xây dựng có khả năng ảnh hưởng đến an toàn, lợi ích cộng đồng. Có yêu cầu thẩm tra theo quy định tại khoản 6 Điều 82 Luật xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, báo cáo kết quả thẩm tra ngoài các yêu cầu riêng của chủ đầu tư, phải có kết luận đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của hồ sơ thiết kế xây dựng.
Chính vì thế chủ sở hữu đất cần lưu ý rằng đây chỉ là những điều kiện chung nhất để được cấp giấy phép xây dựng. Tùy từng trường hợp cụ thể như: Xây nhà phố, xây nhà biệt thự, xây nhà trọ… chủ sở hữu đất phải đáp ứng thêm các điều kiện riêng theo quy định của pháp luật xây dựng hiện hành.
Xin cấp phép xây dựng đất sổ chung cần hồ sơ gì?
Đất sổ chung có xin phép xây dựng được không? Câu trả lời là có tuy nhiên bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Bản vẽ thiết kế xây dựng.
- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Xin cấp phép xây dựng đất sổ chung cần thủ tục gì?
Để thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng đất sổ chung, bạn cần tiến hành theo 3 bước sau đây.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Bạn cần phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm những giấy tờ nêu trên và nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như:
- Đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh. Trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều 103 Luật xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn: Chủ sử dụng đất nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân huyện.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Tùy vào trường hợp cụ thể mà Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin cấp phép xây dựng như bước 1.
Bước 3: Trả kết quả xin cấp phép xây dựng
Các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ nhiệm vụ và quyền hạn để ra quyết định cấp giấy phép xây dựng (nếu hồ sơ của bạn hợp lệ). Nếu hồ sơ của bạn không hợp lệ cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bạn bổ sung thêm các giấy tờ cần thiết.
Phí xin cấp phép xây dựng đất sổ chung bao nhiêu tiền?
Chi phí xin giấy phép xây dựng đất sổ chung hiện nay được quy định tùy theo mỗi tỉnh thành. Vì thế tại các tỉnh thành khác nhau sẽ có mức phí khác nhau. Tuy nhiên sẽ chênh lệch không đáng kể với mức phí dưới đây:
- Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ dao động từ từ 50.000 đến 75.000 đồng/giấy phép.
- Cấp giấy phép xây dựng các công trình khác dao động từ 100.000 đến 150.000 đồng/giấy phép.
Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý được căn cứ vào bộ luật Dân sự năm 2015. Nghị định 43/2014/ND-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đất đai.
Chúng tôi vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc Đất sổ chung có xin phép xây dựng được không?. Hy vọng bạn đã có thêm thông tin hữu ích cho bản thân. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ hotline để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thiết kế và thi công xây dựng nếu gia đình bạn có nhu cầu nhé.