Cửa Khẻm – điểm trọng yếu về quốc phòng an ninh của cả nước ở Hải Vân, đang tồn tại một khu nhà. Việc xây dựng diễn ra suốt nhiều năm qua nhưng chưa bị xử lý vì chồng lấn địa giới giữa Huế và Đà Nẵng.
Từ đèo Hải Vân (phía địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế) rẽ vào con đường hướng ra Đảo Ngọc, tiếp tục đi bộ thêm khoảng 10 km đường rừng hiểm trở mới tiếp cận được công trình xây dựng trái phép tại mũi Cửa Khẻm. Đây là điểm vươn ra biển xa nhất của núi Hải Vân.
Công trình trái phép gồm 4 ngôi nhà được xây dựng liền kề tựa lưng vào núi, mặt hướng ra biển. Nhiều tấm bê tông, táp lô mới được đúc, tập kết ở nhiều nơi. Một số hạng mục như chõng tre, chòi nghỉ đã được tháo gọn. Dưới tán cây là những tấm phản lớn bằng gỗ. Khu nhà này vẫn có điện chiếu sáng dù nằm biệt lập.
Người trông coi khu nhà là gia đình ông Trần Văn Hùng. Ông Hùng nói trông thuê cho ông Phạm Thương (trú phường Hòa Hiệp Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng).
Ngày 28/3/2013, UBND thị trấn Lăng Cô và Đội Quản lý đô thị huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế) phát hiện, lập biên bản công trình trái phép ở Cửa Khẻm. Hai đơn vị này cho rằng công trình nằm ở khoảnh 7, tiểu khu 251, rừng Bắc Hải Vân, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, chủ công trình là ông Phạm Thương.Công trình xây trái phép từ năm 2013
Đến ngày 6/5/2013, ông Nguyễn Thanh Hà, nguyên Chủ tịch Phú Lộc (hiện là Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã trực tiếp vào làm việc với lãnh đạo quận Liên Chiểu (Đà Nẵng). Hai bên thống nhất yêu cầu thị trấn Lăng Cô và phường Hòa Hiệp Bắc (Liên Chiểu) buộc dừng thi công, giữ nguyên hiện trạng và tháo dỡ công trình.
Ngày 7/8/2013, hai bên tiếp tục làm việc bàn hướng xử lý công trình trái phép. Tuy nhiên, đến nay đã sau 3 năm, cụm công trình này không tháo dỡ.
Biết sai phép, nhưng khó xử lý vì chồng lấn địa giới
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế), cho biết căn cứ vào bản đồ địa giới hành chính, hộ ông Phạm Thương xây dựng vào đất của thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) quản lý mà không xin phép là sai trái. Việc chưa được xử lý rốt ráo bởi đây là vùng giáp ranh giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế, hiện có nhiều bản đồ nên hai địa phương chưa thống nhất.
“Quan điểm của huyện Phú Lộc thì bản đồ quản lý địa giới hành chính là quan trọng. Đường phân thủy khu vực này là con suối đổ từ đỉnh núi Hải Vân xuống. Nơi ông Thương xây dựng trái phép nằm cách đường phân thủy này khoảng 200 m và thuộc đất của tỉnh Thừa Thiên – Huế”, ông Mạnh nói.
Ông Trương Việt, Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc, khẳng định công trình xây dựng trái phép là của ông Phạm Tý, không nên ghép ông Phạm Thương vào với ông Tý, vì ai sai người ấy chịu.Trong khi đó, ông Phạm Thương không thừa nhận là chủ nhân của khu nhà trái phép và khẳng định công trình của anh ruột Phạm Tý. Giải thích về những giấy tờ liên quan, ông này nói “Vì anh tôi không có chữ nghĩa nhiều nên tôi đứng ra giải quyết”. Công trình đã được xây dựng từ lâu và chỉ đến khi huyện Phú Lộc kiểm tra, ông mới biết khu đất nằm ở phần tranh chấp giữa Huế và Đà Nẵng.
Theo ông Việt, công trình được xây dựng từ những ngày sau giải phóng và “tự ý xây dựng chứ không xin phép ai”. Do khu nhà nhỏ, lại ở xa với đất liền, chưa có đường ra mà chỉ có thể đi thuyền nên khó phát hiện.
The VNE”Việc xử lý công trình này quá khó bởi vì chưa phân định ranh giới, chỉ có thể lập biên bản giữ nguyên hiện trường chờ quyết định cuối cùng của Thủ tướng về tranh chấp địa giới giữa Huế và Đà Nẵng”, Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc cho hay.