Gió mát và ánh sáng nói riêng hay không khí trong lành nói chung, đang là một vấn đề khó khăn trong thiết kế nhà đẹp trước tình hình xây dựng bừa bãi, tràn lan, thiếu quy hoạch ngày nay.
Gió trong thiết kế nhà
Khi đô thị hóa ngày càng cao, các công trình cao thấp mọc lên ngày càng nhanh, diện tích các khu đất dành cho xây nhà ngày càng thu hẹp lại. Nhà phố, nhà liền kề thường chiếm đa số trong các khu đô thị vì vậy khi thiết kế nhà ngoài phân bổ công năng cho hợp lý thì các kiến trúc sư cũng cần quan tâm đến giải pháp gió (sự thông thoáng khí) và ánh sáng vào các công trình do mình thiết kế để đem lại không gian thực sự đẹp, hợp lý, sảng khoái cho chủ nhà.
Với hình ảnh minh họa như trên chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự điều hòa hợp lý về gió trong một ngôi nhà điển hình. Ngôi nhà đã có sự trao đổi hài hòa về hướng gió vào và thoát ra của ngôi nhà, với những ngôi nhà phố được thiết kế như này sẽ khiến cho không gian sống luôn ôn hòa tạo cảm giác thư thái thoải mái cho người sử dụng.
Một số sơ đồ hướng gió vào nhà:
Ở miền Bắc các hướng gió rất tốt khi xây nhà là hướng Nam, Đông Nam, có thể thêm hướng Đông, tuy nhiên hướng Đông bị ảnh hưởng của nắng chói buổi sáng. Ở miền Nam có thêm hướng gió Tây Nam từ vùng biển Vịnh Thái Lan thổi vào cũng rất tốt.
Theo phong thủy học phương Đông thì mỗi người đều có 4 hướng đẹp và 4 hướng xấu vì thế những người thuộc Tây tứ mệnh ( các hướng đẹp là Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc) và 4 hướng xấu khi xây nhà là: Nam, Bắc, Đông, Đông Nam. Các nhà thiết kế nên khéo léo thiết kế giếng trời, mở cửa sổ để thu được nguồn gió tự nhiên rất mát này.
Thiết kế không gian giếng trời với một mục đích là lấy gió mát từ thiên nhiên để điều hòa lại không khí cho ngôi nhà. Bên cạnh tác dụng to lớn đó thiết kế giếng trời đẹp và hợp thì thì vị trí này sẽ là điểm nhấn rất đẹp mắt trong thiết kế nội thất.
Các nguyên nhân cản trở sự lưu thông không khí:
Dùng quá nhiều kết cấu dạng đặc kín gây cản gió. Xây mảng trang trí, lan can bằng gạch đặc kín, cửa sổ quá bé hoặc cửa sổ bị che chắn hay ít mở. Khi thiết kế bố trí công năng nhà, cũng không ít người mắc “sai lầm” khi sử dụng các vách ngăn kín, giống như các lô cốt trong nhà cũng là nguyên nhân lớn cản trở sự lưu thông không khí. Hơn nữa khi xây các vách ngăn nó cũng làm cho người sử dụng căn nhà có cảm giác chật chội vì bị ngăn cách, làm giảm tầm nhìn. Ngày nay, các vật liệu kính, kính cường lực cũng được sử dụng nhiều trong kiến trúc hiện đại, tạo được nhiều ánh sáng, tuy nhiên nên khéo kết hợp để phòng vẫn được thông thoáng và tránh được nắng chiếu trực tiếp vào các tấm kính lớn.
Trong phòng bố trí quá nhiều vật dụng: các vật dụng đặc kín, thiết bị máy móc tỏa nhiệt (ti vi, máy tính, máy nghe nhạc…), đôi khi cả những bộ sofa, đệm mút, hay là những chiếc rèm dày và tối màu…
Ánh sáng trong thiết kế nhà đẹp
Thiết kế ngôi nhà có ánh sáng đẹp và hệ thống chiếu sáng phù hợp với nhu cầu sử dụng của chủ nhà không bao giờ là một công việc dễ dàng. Các kiến trúc sư cần tìm hiểu về công dụng của nhiều loại đèn nhằm sử lý cho một không gian nội thất ví dụ như chỗ nào đặt đèn hắt chỗ nào đặt đèn âm, chỗ nào đặt đèn rọi hay bên cạnh đó là vị trí đèn mầu gì ở từng khu vực cho phù hợp với không gian nội thất.
Trong thiết kế một không gian nội thất thí ánh sáng được chia làm hai loại đó là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo
Nguồn sáng tụ nhiên : đây là nguồn sáng được phát ra từ những thực thể trong tự nhiên như mặt trời, mặt trăng …trong thiết kế chúng ta không thể điều chỉnh được ánh sáng tự nhiên nhưng chúng ta có thể thay đổi điều tiết ánh sáng tự nhiên bằng cách chon thời điểm, chọn không gian hay chọn những dụng cụ hỗ trợ để điều chỉnh cường độ tính chất của ánh sáng dến những nơi ( những vật ) mà chúng ta cần chiếu sáng.
Nguồn sáng nhân tạo : đây là nguồn sáng do con người tạo ra thông qua các công cụ thô sơ như nguồn sáng từ lửa đốt đuốc , nến .. cho đến những loại đèn hiện đại phong phú ngày nay.
Với loại nguồn sáng nhân tạo này chúng ta có thể chủ động được trong việc bố trí đèn theo từng khu vực và vị trí mà ta mong muốn. Trong nguồn sáng nhân tạo chúng ta có thể chia ra làm hai loại đó là ánh sáng gián tiếp và ánh sáng trực tiếp:
– Ánh sáng trực tiếp là nguồn ánh sáng đi thẳng từ nguồn sáng ( đèn ) đến môi trường, hoặc vật, chủ thể cần chiếu sáng. Nó có cường độ mạnh vì vậy mà bóng đổ nó tạo ra sẽ là một đường sắc nét.
– Ánh sáng gián tiếp là loại ánh sáng được khuếch tán qua một môi trường khác như rèm hoặc ánh sáng phản chiếu, sự phản chiếu bề mặt này có thể xẩy ra nhiều lần trên các bề mặt khác nhau. Nguồn ánh sáng gián tiếp đều, dịu và thường không rõ bóng đổ.
Ánh sáng và chiếu sáng đóng một vai trò rất quan trọng cả trong thiết kế kiến trúc cũng như trong thiết kế nội thất, bên cạnh đáp ứng nhu cầu sử dụng thì nếu bố trí và sắp xếp hợp lý thì sẽ làm tăng tính thẩm mỹ của công trình lên rất cao và ngược lại, nếu được nghiên cứu kĩ thì một hệ thống chiếu sáng có thể đạt tới tầm nghệ thuật.
Qua thời gian nghiên cứu chúng ta có thể phân ra làm hai loại hình thức chiếu sáng, đo là chiếu sáng trực tiếp và chiếu sáng gián tiếp.
– Nguồn sáng trực tiếp thường được tạo ra, xuất phát từ các loại đèn trần, đèn tường. kiểu chiếu sáng này được sử dụng rộng rãi và tương đối phổ biến đạt được hiệu quả về công năng. Tuy vậy bên cạnh đó ánh sáng trực tiếp cũng có nhược điểm là gây cảm giác không thoải mái cho người sử dụng.
– Chiếu sáng gián tiếp thường được thiết kế nhằm bổ sung cho ánh sáng trực tiếp, làm cho ánh sáng trong không gian thêm sinh động hơn. Ánh sáng gián tiếp có thể vẫn được tạo ra từ các loại đèn được che nguồn phát sáng (che đèn ) hay từ các ô, các khe trần, tường hắt ra và phản xạ, cách làm này thường được sử dụng làm đèn trang trí âm trần hoặc âm tường ánh sáng hắt gián tiếp từ trong ra mà nguồn sáng được che đi.
Phân biệt các không gian chiếu sáng và tính chất của từng kiểu chiếu sáng:
Chiếu sáng chung đây là loại hình chiếu sáng đều khắp không gian nhằm đảm bảo cho các sinh hoạt. Nguồn ánh sáng chung tốt nhất ta lên sử dụng nguồn ánh sáng mầu trắng. Chiếu sáng tập trung hay còn gọi là chiếu sáng cục bộ để phục vụ cho các không gian làm việc hay sinh hoạt.
Tuy nhiên, mọi phân loại đều chỉ mang tính tương đối. Nếu biết kết hợp thì một hệ thống đèn có thể đảm nhận nhiều mục đích. Ví dụ như chiếu sáng chung dùng ánh sáng gián tiếp qua các hệ thống khe, mảng hắt ở trần, tường. Nếu kết hợp tốt với thiết kế các thành phần nội thất khác thì cũng mang yếu tố trang trí, thẩm mỹ. Căn cứ vào mục đích và tính chất chiếu sáng cũng như cụ thể không gian cần chiếu sáng, người thiết kế có thể linh hoạt đưa ra nhiều giải pháp theo nguyên lý và các thủ pháp chiếu sáng như chiếu sáng diện, điểm, tuyến…
Gần đây, việc thiết kế chiếu sáng phần nào được chú ý đúng mức, khác với trước kia, phần chiếu sáng thường ở nội dung thiết kế điện, thậm chí nằm chung bản vẽ mặt bằng bố trí với các thiết bị điện khác, do kỹ sư điện đảm nhiệm. Khi chưa có một chuyên ngành chiếu sáng riêng, với những chuyên gia am hiểu về thẩm mỹ kiến trúc, vật lý kiến trúc và kỹ thuật điện, thì việc phối hợp giữa kiến trúc sư và kỹ sư điện là cần thiết để đưa ra giải pháp hệ thống chiếu sáng phù hợp trên nhiều phương diện sử dụng và thẩm mỹ phù hợp.
Kiến trúc sư phải là người đưa ra những ý tưởng cơ bản nhất cho thiết kế chiếu sáng: theo nguyên lý chiếu sáng nào, mục đích chiếu sáng là gì, dùng ánh sáng loại gì, màu sắc, vị trí nguồn sáng… Từ đó mới hình thành cơ sở để chọn những kiểu đèn, loại bóng đèn phù hợp. Một thiết kế chiếu sáng không tốt có thể làm hỏng không gian, hay thiết kế quá phức tạp có thể gây lãng phí và khó khăn khi sử dụng!