Có xin được giấy phép xây dựng và làm hộ khẩu khi đã xây nhà rồi không?

xây nhà không xin phép bị phạt như thế nào?

HỎI:

Vợ chồng cháu có mua nhà bao gồm cả đất diện tích 56,7 m2. Khi mua nhà bên cháu và bên bán có thỏa thuận là bán nhà và có sổ hồng. Khi ra công chứng thì sổ hồng chưa có tài sản gắn liền mà thực tế ở đây là chưa có nhà trên đất. Vợ chồng cháu vì chưa có kinh nghiệm nên cứ nghĩ có sổ hồng tức là có tài sản gắn liền.

Khi sang sổ xog bọn cháu đi làm sổ hộ khẩu thì người ta yêu cầu đưa nhà vào sổ để chứng nhận có nhà mới làm được hộ khẩu, lúc đó hai vợ chồng mới vỡ lẽ là mình bị người ta lừa và sổ như vậy không hợp lý. Chúng cháu có tới nhà để nói chuyện và yêu cầu họ đưa giấy phép xây dựng để chứng minh có nhà trên đất để bọn cháu đi làm đưa nhà vào đất nhưng họ không có vì có thể họ xây mà không xin giấy phép xây dựng. Cho cháu hỏi vấn đề của cháu bây giờ phải giải quyết như thế nào ạ? Nhà xây rồi có xin giấy phép xây dựng được không ạ? Nếu họ không chịu xin giấy phép xây dựng cho bọn cháu thì cháu có thể kiện không ạ? Cháu có giấy viết tay thỏa thuận là mua nhà có chữ kí bên bán ạ. Xin tư vấn giúp cháu ạ! Cháu chân thành cảm ơn!

xây nhà không xin phép bị phạt như thế nào?

TRẢ LỜI:

I. Về cơ sở pháp lý:

  • Luật xây dựng 2014
  • Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
  • Bộ luật dân sự 2005

II. Nội dung phân tích:

1. Trong trường hợp này bạn vẫn có thể xin giấy phép xây dựng nhưng trước tiên sẽ bị xử phạt hành chính. Như vậy khi đủ điều kiện theo điều 93 luật xây dựng thì bạn làm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

  • Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng

6. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.”

  • Điều 93. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;

d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.

2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối vớinhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.”

quy định về xin cấp phép xây dựng nhà ở

  • Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; 

c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; 

c) Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;

d) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

đ) Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình theo tuyến gồm:

a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều này;

b) Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù hợp với vị trí và phương án tuyến;

c) Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo gồm:

a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo.

5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng gồm:

a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá.

6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo gồm:

a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp thuê đất hoặc công trình để thực hiện quảng cáo thì phải có bản sao hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê công trình;

b) Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quảng cáo.

7. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế theo quy định của Chính phủ”

2. Theo quy định tại điều 450 Bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng mua bán nhà ở phải lập văn bản và có công chứng chứng hoặc chứng thực. Do đó ở đây hợp đồng mua bán này chỉ viết tay thỏa thuận vì vậy có thể sẽ vô hiệu do vi phạm về hình thức, và khi hợp đồng vô hiệu thì các bên sẽ phải khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc có thỏa thuận khác. Mặt khác khi mua bán nhà thì bên bán phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các thông tin cũng như bên mua phải có nghĩa vụ xem xét tất cả các vấn đề pháp lý liên quan, như vậy ở đây 2 bên đều có lỗi. Do đó khi bạn muốn kiện thì cũng khó mà xử lý do hợp đồng vô hiệu về mặt pháp luật cũng như bạn cũng có lỗi.

quy định về xin phép xây dựng và hợp đồng mua bán nhà ở

  • Điều 450. Hình thức hợp đồng mua bán nhà ở  

Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để tham khảo.

Mọi thắc mắc cụ thể, chi tiết về xin phép xây dựng, tư vấn thiết kế, trang trí nội thất, thi công xây dựng và lắp đặt cửa nhựa lõi thép, mời quý khách hàng liên hệ trực tiếp tại đây.

Trân trọng./.